WORD sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 6 qua giờ " Nói và nghe" trong môn Ngữ văn năm 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
+ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng của sáng kiến.
1.1. Tên sáng kiến
Rèn kỹ năng nói và nghe cho học sinh lớp 6 qua giờ " Nói và nghe" trong môn Ngữ văn.
1.2. Lĩnh vực áp dụng
Sáng kiến áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn 6 ở trường THCS Gia Lập.
2. Nội dung của sáng kiến
2.1. Giải pháp cũ thường làm:
2.1.1. Chi tiết giải pháp cũ:
Shin Dohyeon & Yun Naru trong "Sức mạnh của ngôn từ" đã từng khẳng định: “Cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn nếu thấu hiểu được ẩn ý và cách sử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn từ trong giao tiếp”. Thật như thế, nếu không có giao tiếp con người sẽ không phát triển tốt được. Và khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoạt động giao tiếp cũng rất được chú trọng qua các môn học và đặc biệt là môn Ngữ văn.
Môn Ngữ văn là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành, phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh. Qua môn Ngữ văn, học sinh biết xác định mục đích giao tiếp, lựa chọn nội dung, kiểu văn bản và thể loại, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp để thảo luận, lập luận, phản hồi, đánh giá về các vấn đề trong học tập và đời sống; biết tiếp nhận các kiểu văn bản và thể loại đa dạng; chủ động, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ trong giao tiếp. Cũng qua môn Ngữ văn, học sinh phát triển khả năng nhận biết, thấu hiểu và đồng cảm với suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp và hoá giải các mâu thuẫn; thiết lập và phát triển mối quan hệ với người khác; phát triển khả năng làm việc nhóm, làm tăng hiệu quả hợp tác.
Để đáp ứng những yêu cầu trên thì việc dạy học sinh các kỹ năng nói và nghe là vô cùng quan trọng. Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp học sinh có khả năng diễn đạt, trình bày bằng ngôn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng; biết tôn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn giáo dục phẩm chất và nhân cách học sinh. Đây là yếu tố rất lớn cho sự thành công của các em sau này. “Khéo ăn, khéo nói có cả thiên hạ” điều này được nhiều chương trình giáo dục thực hiện.
Qua thực tế dạy học ở trường THCS Gia Lập tôi nhận thấy kĩ năng nói của học sinh là vô cùng hạn chế. Đa số học sinh được yêu cầu phát biểu trước lớp, trước đông người thì có tới 85% không thể nói lưu loát được, thậm chí có những học sinh không biết nói câu gì khi được gọi đến chỉ đứng ở đó vài phút và chạy về chỗ hoặc chờ thầy, cô giáo cho ngồi xuống là vội vàng ngồi xuống ngay, để tránh sự để ý của các bạn. Hoặc cũng có trường hợp HS nhận thức được nhưng không dám giơ tay phát biểu ý kiến của mình vì sợ sai, sợ không nói được những điều mình đang nghĩ…
Một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là:
- Về phía giáo viên:
+ Một số giáo viên còn xem nhẹ việc dạy kỹ năng nghe, nói cho học sinh.
+ Một số giáo viên gặp khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và thiết kế bài học cho tiết nói và nghe.
- Về phía học sinh:
+ Ngại giao tiếp, rụt rè chưa tự tin nói trước mọi người và chưa được rèn kĩ năng nói trước tập thể.
+ Thiếu kỹ năng thuyết trình.
+ Thiếu kỹ năng nghe
+ Thiếu kỹ năng tương tác.
+ Chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện kỹ năng nghe nói trước tập thể.
+ Tâm lý e dè, ngại nói.
- Bên cạnh hai thực tế rất hay gặp trên thì cũng còn tồn tại một thực tế nữa mà trường học nào hiện nay cũng gặp phải, rất khách quan đó là lớp học của chúng ta chưa được thiết kế cho những giờ học kiểu đối thoại, đàm thoại, thảo luận; số lượng học sinh trong một lớp quá nhiều (37, 38 học sinh) khiến cho giáo viên khó khăn khi rèn kỹ năng nói và nghe cho các em. Không những vậy mà thời gian nghe và nói lại quá ngắn do đó thời gian dành cho học sinh luyện nói trong chương trình còn chưa phong phú và đa dạng. Vì thế nhiều thế hệ học sinh khi ra đời nhiều khi không biết lắng nghe, thấu hiểu, không biết nói ra những điều mình nghĩ, không truyền đạt chính xác thông tin hoặc không nói đúng theo quy tắc giao tiếp, không biết cách đọc hiểu chính xác một văn bản ...
Trong tình hình hiện tại, để nâng cao chất lượng rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh, làm thế nào để phát huy được khả năng diễn đạt bằng văn bản nói cho học sinh là điều trăn trở không chỉ riêng mỗi giáo viên dạy Văn mà còn là của toàn ngành và các cấp lãnh đạo.
Tài liệu được chia sẻ bởi Website Tailieugiangday.vn
https://www.tailieugiangday.vn
https://www.facebook.com/tailieugiangdaychamvn/
Liên hệ hỗ trợ trực tiếp: 0355.656.858 - 03338.222.55 - 096.11.222.30
Zalo hỗ trợ trực tiếp: 0355.656.858