SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 1 NĂM 2022 được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A-PHẦN MỞ ĐẦU
I-Lý do chọn đề tài
II-Nhiệm vụ của đề tài
III-Phạm vi đề tài
IV- Phương pháp nghiên cứu
B-PHẦN NỘI DUNG
I-Thực trạng và nguyên nhân.
II-Những biện pháp đã áp dụng:
Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức về số trước khi học phép tính.
2- Dùng nhiều hình thức giúp học sinh thuộc các bảng cộng trừ trong phạm vi 10
Sửa sai cho học sinh. Coi trọng việc dạy kĩ thuật tính rồi mới dạy tính nhẩm.
4- Tổ chức cho học sinh được thực hành tính nhẩm dưới hình thức trò chơi toán và ở cả các tiết học khác.
III- Kết quả đạt được.
IV- Những giải pháp trong thời gian tới.
C-PHẦN KẾT THÚC
I-Kết luận
II-Khuyến nghị
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có một vị trí quan trọng. Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở tiểu học được ứng dụng nhiều trong thực tế, giúp các em học tốt các môn khác và học tiếp các môn ở lớp trên. Môn toán đóng góp một phần rất quan trọng trong việc rèn luyện ý nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần vào phát triển trí thông minh, linh hoạt, sáng tạo. Môn toán còn giúp các em hình thành các phẩm chất của người lao động mới: chăm chỉ, cẩn thận, cần cù, tự tin, vượt khó khăn, ham hiểu biết, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và khoa học.
Môn Toán lớp 1, môn học là điểm xuất phát, là cái gốc, mở đường cho các em đi vào thế giới rộng lớn của toán học. Chương trình toán lớp 1 có 4 nội dung chính. Đó là:
* Số học:
Các số đến 10, quan hệ số lượng. Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
Các số đến 100, so sánh các số, phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
* Đại lượng và đo đại lượng:
Đơn vị đo độ dài xăng-ti-met. Đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày trong tuần, đọc lịch, đọc giờ đúng trên đồng hồ.
* Yếu tố hình học:
Hình vuông, hình tròn, hình tam giác,
Khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Học sinh lớp 1 lại có tư duy trực quan cụ thể. Khả năng khái quát hóa đang phát triển, hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức còn rất sơ đẳng . Kĩ năng tính nhẩm có vai trò quan trọng như vậy nhưng trong thực tế, các em lớp 1 bước đầu tập tính toán nên việc tính nhẩm vẫn còn chậm, dễ nhầm lẫn. Làm thế nào để học sinh có kĩ năng tính nhẩm nhanh, chính xác? Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi đã liên tục áp dụng nhiều biện pháp và đúc rút được "Một số biện pháp rèn kĩ năng tính nhẩm cho học sinh lớp 1”
II-NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
Thực chất nhiệm vụ của đề tài là: Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc dạy và thực hành kĩ năng tính nhẩm ở lớp 1. Từ đó tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp học sinh nắm chắc các kiến thức để học phép tính công, trừ. Từ đó có kĩ năng tính nhẩm nhanh và chính xác
III-PHẠM VI ĐỀ TÀI:
- Đối tượng nghiên cứu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy môn học Toán…
- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tôi đã sử dụng một số phương pháp sau để nghiên cứu đề tài:
* Phương pháp thuyết trình.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu
* Phương pháp quan sát sư phạm
* Toạ đàm trao đổi với giáo viên trong nhóm.
* Dự giờ giáo viên giỏi, học tập, rút kinh nghiệm.
* Phương pháp thống kê, phỏng vấn và khảo sát học sinh…
* Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tài liệu được chia sẻ bởi Website Tailieugiangday.vn
https://www.tailieugiangday.vn
https://www.facebook.com/tailieugiangdaychamvn/
Liên hệ hỗ trợ trực tiếp: 0355.656.858 - 03338.222.55 - 096.11.222.30
Zalo hỗ trợ trực tiếp: 0355.656.858