Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
WORD SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học NĂM 2023-2024 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 24 trang file chính VÀ Các file phụ. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo trên của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục nước nhà, đồng thời với cương vị là Phó hiệu trưởng, tôi chọn vấn đề “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
2.1. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý của hiệu trưởng và những biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp năm học 2023-2024 ở trường Tiểu học ..............
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2023 đến tháng 5/2024
2.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng khảo sát: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học ...........
Đối tượng thực nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này để đề ra những biện pháp có tính khả thi về chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành, bồi dưỡng phát triển nhân cách cho học sinh tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra thực tế
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
1.1. Chức năng của người giáo viên Tiểu học
Lao động của người giáo viên tiểu học là lao động mang tính khoa học, tính nghệ thuật và công phu. Giáo viên tiểu học chính là hình ảnh trực quan gần gũi sinh động và toàn diện để các em học sinh noi theo và học tập, góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh.
Ở trong nhà trường tiểu học, người giáo viên làm công tác chủ nhiệm có những chức năng cơ bản sau:
- Xây dựng, tổ chức tập thể thành một đơn vị vững mạnh.
- Tổ chức quản lí, điều khiển lãnh đạo các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách.
- Thiết lập và phát triển quan hệ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh.
1.2. Nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học.
- Thực hiện nghiêm chỉnh, có chất lượng nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh, giảng dạy đúng và đủ chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, soạn bài, chấm bài đầy đủ, lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi, quản lý chặt chẽ học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện (ở trong và ngoài nhà trường.
- Thường xuyên học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức tác phong để đáp ứng ngày càng cao theo tiêu chuẩn quy định đối với người giáo viên tiêu học.
- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước, tôn trọng pháp luật, thực hiện các quyết định phân công của người hiệu trưởng và của các cấp quản lý giáo dục.
- Thương yêu tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh góp phần xây dựng tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Phối hợp chặt chẽ với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục dạy học.
1.3. Những nội dung cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ. Theo đó, giáo viên chủ nhiệm trong trường phổ thông, là linh hồn của lớp học. Có thể coi giáo viên chủ nhiệm là người lĩnh xướng của dàn nhạc bao gồm: nhạc công (giáo viên) hoàn thành bản giao hưởng hình thành nhân cách toàn vẹn cho thế hệ trẻ. Và ngày nay, với sự nhận thức về quản lý giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; Người điều khiển lớp học; Người làm công tác phát triển lớp học; Người làm công tác tổ chức lớp học; Người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; Người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; Người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp… Trên thực tế, bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng nhận diện một số hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, có lúc chưa toàn diện; Công tác quản lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của các cấp quản lý còn hạn chế. Một số bộ phận giáo viên được phân công nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức,