Mục tiêu
- Ôn tập lý thuyết toàn bộ học kì I của chương trình sách giáo khoa Sinh 10 – Cánh diều.
- Vận dụng linh hoạt lý thuyết đã học trong việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận Sinh học.
- Tổng hợp kiến thức dạng hệ thống, dàn trải tất cả các chương của học kì I – chương trình Sinh 10.
Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Trong các sinh vật sau, sinh vật là đại diện của sinh vật nhân sơ?
A. Nấm men. B. Bacillus. C. Trùng roi D. Trùng đế giày.
Câu 2: Học thuyết tế bào:
1) Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
2) Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. 3) Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước
4) Tất cả tế bào đều có nhân hoàn chỉnh.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về học thuyết tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3: Lipit là chất có đặc tính
A. cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. không tan trong nước. D. chỉ chứa 3 loại nguyên tố C, H, O.
Câu 4: Nhóm gồm toàn các nguyên tố đại lượng trong tế bào là?
A. C, H, O, Si. B. Na, N Ca, P, K, S.
C. C, H, O, N, Ca, P, K, S. D. K, S, Na, Mg, Cl, Cu.
Câu 5: Bậc cấu trúc đóng vai trò thực hiện chức năng của protein là?
A. Bậc 1. B. Bậc 2 và bậc 3. C. Bậc 3 và bậc 4. D. Bậc 4.
Câu 6: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì?
A. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
B. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với nhau nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
C. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào phát triển, sinh sản nhanh.
D. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh.
Câu 7: Ở người, nếu thiếu iodine, có thể gây nên hậu quả gì?
A. Rối loạn lọc máu ở thận, gây bệnh sỏi thận.
B. Xơ vữa động mạch, cao huyết áp.
C. rối loạn chuyển hóa glycogen gây bệnh tiểu đường.
D. tuyến giáp sẽ phát triển bất thường và dẫn đến bị bệnh bướu cổ.
Câu 8: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là:
A. Trong tế bào chất có chứa ribosome.
B. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào.
C. Không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc.
D. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
Câu 9: Một phân tử DNA có chiều dài 2040 angstron và số nucleotide loại thymine chiếm 20% tổng số nucleotide của phân tử. Theo lý thuyết, số nucleotide loại adenine của phân tử này là:
A. 120. B. 240. C. 480. D. 360.
Câu 10: Phát biểu đúng về vận chuyển các chất qua màng ở tế bào là:
A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao.
B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng.
C. Sự khuếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động.
D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu.
Câu 11: Cho một số phát biểu sau đây:
1) Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các tế bào và cơ thể.
2) Hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
3) Nước là nguyên liệu của nhiều phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
4) Nước là môi trường cho các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào.
5) Góp phần điều hòa nhiệt độ tế bào và cơ thể.
Có bao nhiêu phát biểu là đúng khi nói về vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 12: Đâu là một loại đường đa?
A. Cellulose. B. Saccharose. C. Glucose. D. Maltose.
Câu 13: Thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào:
A. Protein. B. Phospholipid. C. Carbohydrate. D. Cholesterol.
Câu 14: Nước được vận chuyển vào tế bào qua con đường?
A. Vận chuyển chủ động.
B. Ẩm bào.
C. Vận chuyển thụ động trực tiếp qua màng phospholipid.
D. Vận chuyển thụ động qua kênh aquaporin.
Câu 15: Cơ chất là:
A. Chất tham gia cấu tạo enzyme.
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho enzyme xúc tác.
C. Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác.
D. Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại.
Câu 16: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh:
1) Dùng dao lam tách lớp biểu bì (cây thài lài tía) cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước cất
2) Đặt lá kính lên mẫu. Hút nước xung quanh bằng giấy thấm.
3) Quan sát dưới kính hiển vi (quan sát ở x10 sau đó là x 40).
4) Vẽ các tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được.
5) Lấy tiêu bản ra khỏi kính. Nhỏ dung dịch muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện.
Dự đoán hiện tượng tế bào sau khi nhỏ thêm dung dịch muối?
A. Tế bào trương lên phình to ra.
B. Chất nguyên sinh nở ra, tế bào nứt vỡ.
C. Chất nguyên sinh co lại, tách khỏi thành tế bào.
D. Thành tế bào co lại, tế bào biến dạng.
Câu 17: Sau khi thực hành thí nghiệm co nguyên sinh và phản co nguyên sinh em rút ra được điều gì?
A. Nồng độ chất tan ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước qua màng tế bào.
B. Tế bào có sự co giãn linh hoạt.
C. Tế bào có khả năng thoát nước và hấp thu nước.
D. Tế bào thực vật có thành cellulose, còn tế bào động vật thì không.
Câu 18: Loại RNA nào được sử dụng là khuôn cho quá trình tổng hợp protein?
A. mRNA B. tRNA C. rRNA. D. siRNA
Câu 19: Thành tế bào nấm cấu tạo tử?
A. Cellulose. B. Chitin. C. Glycogen. D. Peptidoglycan.
Câu 20: Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với
A. Cofactor. B. Protein. C. Coenzyme. D. Trung tâm hoạt động.