Đề cương ôn tập ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1 NĂM 2024-2025
Đề cương ôn tập ngữ văn 7 kết nối tri thức học kì 1 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 20 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập ngữ văn 7 kết nối tri thức về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7 KÌ 1
A. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. TRUYỆN
a) Đề tài:
- Đề tài là phạm vi đời sống được thể hiện trong tác phẩm văn học.
- Để xác định đề tài, có thể dựa vào:
Loại sự kiện được miêu tả (đề tài chiến tranh, đề tài trinh thám, đề tài phiêu lưu…)
Không gian được tái hiện (đề tài miền núi, đề tài nông thôn, đề tài thành thị…)
Loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính)
- Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính
b) Chi tiết:
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học
c) Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật
- Tính cách nhân vật được bộc lộ, thể hiện qua:
Mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ…
Các mối quan hệ với những nhân vật khác
Lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác
d) Văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
e. CÁCH ĐỌC HIỂU TRUYỆN, TIỂU THUYẾT
* Đọc hiểu nội dung:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản.
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Nhận biết được tính cách của các nhân vật qua hành động, lời thoại,…của nhân vật và lời của người kể chuyện.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
*. Đọc hiểu hình thức:
- Nhận biết được các yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền…)
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.
2. THƠ BỐN CHỮ , NĂM CHỮ
a) Khái niệm thơ bốn chữ và thơ năm chữ
Tên gọi: Thơ bốn chữ và thơ năm chữ là những thể thơ được gọi tên theo số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.
b) Số dòng thơ trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ
Số lượng dòng thơ trong mỗi bài thơ không bị hạn chế.
Các bài thơ có thể chia thành từng khổ hoặc gắn liền với nhau thành một đoạn liền mạch
c) Gieo vần trong thơ bốn chữ và thơ năm chữ
Gieo vần chân (vần đặt ở cuối dòng)
Gieo vần liền (gieo liên tiếp)
Gieo vần cách (gieo cách quãng)
(Lưu ý: có thể kết hợp nhiều kiểu gieo vần trong mộ