BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
CHUYÊN ĐỀ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018 SÁCH KNTT được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH RÈN PHÁT ÂM KHI HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP MỘT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Họ và tên giáo viên: ..............
I. Lý do hình thành biện pháp:
Môn Tiếng Việt ở lớp 1 có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết cho học sinh. Trong bốn kĩ năng đó, kĩ năng nói, đọc, phát âm chuẩn đặc biệt quan trọng. Nói đúng, đọc đúng sẽ giúp chúng ta diễn đạt tốt các vấn đề muốn nói, giúp ta tự tin hơn trong giao tiếp. Đối với học sinh lớp 1 nói đúng, đọc đúng gúp các em diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả và tự tin trước bạn bè. Ngay từ đầu năm học, việc học môn Tiếng việt theo chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã thể hiện rất rõ tầm quan trọng của môn học này. Là môn học có số tiết nhiều nhất trong các môn học ở lớp 1. Bên cạnh đó sách giáo khoa Tiếng Việt nói chung và sách Tiếng Việt bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng đã thay đổi hoàn toàn hình thức cũng như nội dung dạy học so với bộ sách giáo khoa trước đây. Mỗi bài học, học sinh phải thực hiện được 5 nội dung gồm: Nhận biết, đọc, tô - viết, đọc và nói. Thời lượng thực hiện trong 2 tiết. Điều này cho thấy khâu đọc rất được chú trọng trong mỗi bài học.
Là một giáo viên được phân công dạy học lớp 1, tôi luôn chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng học Tiếng Việt cho các em bởi đây là tiền đề cho các em học tập các môn khác. Nhưng nỗi vất vả cho mỗi thầy cô dạy lớp 1 là đối tượng học sinh vừa mới đến trường còn quá non yếu về mọi mặt, từ ý thức học tập đến những kĩ năng học bài đều mới bắt đầu. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như ảnh hưởng của tiếng địa phương, do thời gian các em tập nói, bố mẹ người thân nói nựng con cháu khiến các em bắt chước theo, hoặc thấy con nói bi bô không rõ tiếng nhưng rất đáng yêu, bố mẹ nhắc lại “nhại” lại, vô tình trở thành thói quen khi nói. Cũng có thể do trong thời gian này, có em thay răng, chưa tự tin trước mọi người nên hạn chế khi nói, đọc.
Sau một thời gian tiếp xúc và giảng dạy tôi nhận thấy mức độ học sinh trong lớp phát âm chưa chuẩn, nhầm lẫn về âm đầu, dấu thanh và một số vần như sau: