BÀI 8. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ - Miễn phí
2. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: • Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. • Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất). • Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản. • Sử dụng được bản tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản. 2. Năng lực Năng lực chung: • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Năng lực hóa học: • Nhận thức hoá học: o Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; o Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ o Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản. • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Hoá học: Sử dụng được bằng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để dự đoán sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong hợp chất hữu cơ. • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất) thường gặp trong cuộc sống. 3. Phẩm chất • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. • Cần thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành. • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học 1. THIẾT BỊ DẠY HỌC 2. Đối với giáo viên • SGK, SGV, SBT. • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần). • Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK. 2. Đối với học sinh • SGK, SBT. • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. 3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân. 5. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức trò chơi “Bức tranh bí ẩn”: Có một bức tranh bị che bởi 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa chứa một câu hỏi. Nhiệm vụ của các em là trả lời các câu hỏi để mở được bức tranh chủ đề. Gợi ý: Đây là hình ảnh của một loại phân bón phổ biến ở nước ta. Câu 1: Chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học gọi là gì?
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!