I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật - Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật. - Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật. - Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực - Vận dụng được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt và nông sản, cây ngập úng sẽ chết,....) - Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. - Thực hành được thí nghiệm hô hấp ở thực vật. 2. Năng lực Năng lực chung - Năng lực tự học – tự chủ: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu khái quát về hô hấp ở thực vật. - Năng lực hợp tác và giao tiếp: Xác định nội dung hợp tác nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập về các con đường hô hấp ở thực vật. - Năng lực vận dụng và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên và ứng dụng thực tiễn của hô hấp trong cuộc sống thường ngày. Năng lực riêng - Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Nêu được khái niệm và phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật; Trình bày được sơ đồ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật; Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp. - Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Phân tích được ảnh hưởng của các điều kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. - Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng được những hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn. 3. Phẩm chất - Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu và học tập, quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm. - Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thỏa thuận trong môn học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập, nghiên cứu. Có tình yêu với thiên nhiên nói chung và thực vật nói riêng.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!