II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động (?phút) a. Mục tiêu: Thông qua câu chuyện (có kèm hình ảnh) giúp học sinh liên hệ thức tế và biết được mỗi liên hệ giữa vị chua và nồng độ ion H^+. b. Nội dung: Các acid như acetic acid trong giấm ăn, citric acid trong quả chanh, oxalic acid trong quả khế đều tan và phân li trong nước. Chẳng hạn như acetic acid phân li theo phương trình sau: 〖CH〗_3 COOH ⇌〖〖CH〗_3 COO 〗^-+ H^+ - Em hãy dự đoán vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion nào? - Trong chế biến nước chấm, càng cho nhiều giấm ăn thì nước chấm càng chưa. Khi đó, nồng độ ion nào tăng lên? - Làm thế nào để xác định nồng độ ion H+ trong dung dịch acid? c. Sản phẩm: HS dựa vào nội dung và hiểu biết cá nhân đưa ra đáp án của bản thân (không nhất thiết phải chính xác hoàn toàn) a) Vị chua của các acid trên được gây ra bởi ion H^+. b) Nồng độ của ion H^+tăng lên. c) Để xác định được nồng độ ion H^+trong dung dịch acid cần xác định được pH của chất.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!