I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.
– Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).
– Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...
– Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
– Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid).
– Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về quá trình làm thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các khái niệm, nguyên tắc, cách viết PT điện li.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao cần có hiểu biết về pH của dung dịch, về sự thuỷ phân các ion để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
– Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li.
– Trình bày được thuyết Brønsted – Lowry về acid – base.
– Nêu được khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khoẻ con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...).
– Viết được biểu thức tính pH (pH = –lg[H+] hoặc [H+] = 10–pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...