III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới. b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Bay khắp trời xanh. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh dựa trên hình ảnh và thông tin do giáo viên cung cấp. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cá nhân. Thể lệ trò chơi như sau: Học sinh sẽ lắng nghe thông tin giáo viên cung cấp, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. Câu 1: Hình ảnh sau gợi cho em nhớ tới hiện tượng gì?
Câu 2: Nối hình ảnh với dữ liệu sau đây sao cho phù hợp:
Câu 3: Đây là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu vào thế kỉ XVII - XVIII?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên, lắng nghe các thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời. Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Học sinh trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. Câu 1: Hiện tượng “Cừu ăn thịt người”. Câu 2: Ngành dệt. Câu 3: Nước Anh. Bước 4. Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào HĐ tiếp theo. Ở nước Anh, vào thế kỉ XVII, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông cừu bán nhằm thu lợi nhuận, ngành dệt nhờ đó cũng ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là một trong số những tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII. Cuộc cách mạng này được chia thành hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX – cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh – cách mạng công nghiệp lần thứ nhất – thời đại “máy hơi nước”. + Giai đoạn 2: Từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914 tức là cho đến lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - cách mạng công nghiệp lần 2 – thời đại “điện khí hóa”. Giai đoạn này cách mạng lan rộng ra các nước châu Âu và Mĩ. Vậy những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng này là gì? Nó có tác động như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp những vấn đề trên qua việc tìm hiểu bài học hôm nay.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!