I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1 Năng lực hóa học 1.1.1. Nhận thức hóa học - Nêu được khái niệm về carboxylic acid. - Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid - Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của carboxylic acid. - Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của carboxylic acid: Thể hiện tính acid (Phản ứng với chất chỉ thị, phản ứng với kim loại, oxide kim loại, base, muối) và phản ứng ester hoá. 1.1.2 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học - Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường. - Xác định được mục đích thí nghiệm, dụng cụ, hoá chất, các bước tiến hành và thực hiện được các thí nghiệm nghiên cứu tính chất hoá học của carboxylic acid. - Thực hiện được thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc citric acid) với quỳ tím, sodium carbonate (hoặc calcium carbonate), zinc; điều chế ethyl acetate (quan sát qua video thí nghiệm); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của carboxylic acid. - Trình bày được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid (điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hoá alkane). 1.1.3 Vận dụng kiến thức đã học - Vận dụng được kiến thức đã học đưa ra được quy trình sản xuất giấm ăn theo phương pháp cổ truyền. - Vận dụng được kiến thức của bài học giải thích một số vấn đề liên quan đến trong cuộc sống và sản xuất gắn. 1.2. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề: Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề đặt ra trong các hoạt động. 2. Phẩm chất - Trung thực, khách quan trong quá trình thực hiện các thí nghiệm theo yêu cầu: mô tả đúng tiến trình.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!