I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.
– Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số
alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5
nguyên tử C.
– Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.
– Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.
– Thực hiện được thí nghiệm: cho hexane vào dung dịch thuốc tím, cho hexane tương tác với nước bromine ở nhiệt độ thường và khi đun nóng (hoặc chiếu sáng), đốt cháy hexane; quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hoá học của alkane.
– Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.
– Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát video thí nghiệm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về tính chất của alkane.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được các ứng dụng của alkane trong đời sống, sản xuất.
* Năng lực hóa học:
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được:
- Khái niệm alkane, tên gọi alkane.
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo alkane.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra tính chất của alkane.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được: Thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về nội dung bài học.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video về thí nghiệm hoá học tính chất của alkane.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Không
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi vào bài.
c) Sản phẩm: HS rút ra kết luận
d) Tổ chức thực hiện:
Gv chiếu hình ảnh một số ứng dụng của alkane.
GV giới thiệu: Gas dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình, thành phần chủ yếu là propane và buntane. Đây là các alkane ở thể khí ở điều kiện thường nhưng được hóa lỏng ở áp suất cao. Vậy alkane là gì? Chúng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Tìm hiểu khái niệm, danh pháp, tính chất vật lí
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.
– Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số
alkane (C1 – C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5
nguyên tử C.
– Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.
b) Nội dung: Tìm hiểu khái niệm alkane
- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Vì sao alkane được gọi là khí hồ ao?
2. Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo phân tử của các alkane. Vì sao alkane còn được gọi là hydrocarbon bão hòa hay là hydrocarbon no?
3. Nêu bậc của carbon trong alkane sau