BÀI 11. CẤU TẠO HOÁ HỌC CỦA HỢP CHẤT HỮU CƠ - Miễn phí
THUYẾT CẤU TẠO HOÁ HỌC Thuyết cấu tạo hoá học trong hợp chất hữu cơ Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hóa học, sẽ tạo ra hợp chất khác. Ví dụ 1: Cùng công thức phân tử C2H6O có hai công thức cấu tạo (thứ tự liên kết khác nhau) ứng với 2 hợp chất sau: Đimetyl ether : H3C−O−CH3, chất khí,nhiệt độ sôi là 78,3℃, không tác dụng với Na. Ethanol : H3C−CH2−O−H, chất lỏng, nhiệt độ sôi là -24,8 ℃, tác dụng với Na giải phóng hiđro. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon. Ví dụ 2:
Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử). Ví dụ 3: - Phụ thuộc thành phần phân tử: CH4 là chất khí dễ cháy, CCl4 là chất lỏng không cháy; CH3Cl là chất khí không có tác dụng gây mê, còn CHCl3 là chất lỏng có tác dụng gây mê.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!