I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do. - Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha. - Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà. - Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tố và gia tốc trong dao động điều hòa. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu. - Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do, các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa và xây dựng phương trình vận tốc, gia tốc của dao động điều hòa. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Nêu được khái niệm dao động điều hòa và phương trình của dao động điều hòa. - Nêu được các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa: biên độ, chu kì, tần số và tần số góc. - Phân tích đồ thị và rút ra phương trình vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa. - Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
Tài liệu liên quan
Bình luận (0)
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho tài liệu này!