I. MỤC TIÊU
1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu bến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
– Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.
– Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hóa học.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
3. Phẩm chất
– Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các thí nghiệm.
– Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành.
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Dụng cụ: Máy chiếu, laptop, dụng cụ có trong thí nghiệm 1, 2, 3 (cốc thủy tinh loại 100ml, bát sứ loại nhỏ, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn, ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thà xúc hóa chất.
– Hoá chất: Một số lọ chứa hoá chất có trong bài học (sodium chloride, nước, bột sắt, bột lưu huỳnh, cây nến)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Quan sát một số hình ảnh mô tả hiện tưởng chất bị biến đổi (10 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được một số hình ảnh hiện tượng chất bị biến đổi thành chất khác, hình ảnh chỉ mô tả sự thay đổi về tính chất vật lí (trạng thái, kích thước, hình dạng....)
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, rút ra một số quá trình biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
c) Sản phẩm: Phiếu ghi chép của HS.
d) Tổ chức thực hiện: